Đất xây dựng trường học

 

Kể từ ngày 1/8/2018, khi Nghị định 86/2018 có hiệu lực, đã nâng hạn mức số lượng học sinh Việt Nam tại các trường học có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ tối đa là 50% học sinh Việt, thay đổi đáng kể so với giới hạn trước đó là 10% đối với trường tiểu học và 20% đối với trường THCS và THPT. “Việc sửa đổi trong Nghị định 86 đã đem đến một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư quan tâm đến việc xây dựng trường học quốc tế tại Việt Nam”, chuyên gia tư vấn đầu tư ông Sử Ngọc Khương nhận định. Môi trường giáo dục tại Việt Nam đang cần có thêm các trường đại học chất lượng, với bằng cấp được công nhận trên thế giới và học phí cạnh tranh. Với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tăng mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục tốt hơn. Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian sắp tới đây.

< Trở lại

Các thông tin liên quan

Đất khu công nghiệp

Đất khu công nghiệp

Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chi phí nhân công rẻ, trình độ nhân lực ngày càng được cải thiện là những yếu tố thu hút nhiều công ty, tập đoàn lớn đặt nhà máy sản xuất tại đây. Số lượng lao động trẻ của Việt Nam biết tiếng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu công việc của các công ty. Như vậy, so với đầu tư ở các nước như Thái Lan, Indonesia thì đầu tư ở Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn dành cho nhân sự.

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, lĩnh vực công nghiệp cũng được ưu tiên phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích ngày càng được chú trọng đầu tư, nâng cấp, tăng cường tính kết nối vùng giúp quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đến thị trường tiêu thụ được nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp. Thông qua Hiệp định này, hàng loạt các khoản thuế quan được xóa bỏ, tinh gọn thủ tục cấp phép đầu tư đã phát huy hiệu quả lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giúp các doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định đặt nhà máy tại Việt Nam. Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội để giao lưu khoa học kỹ thuật với các nước phát triển, từ đó chuyển đổi từ xuất khẩu hàng hóa có giá trị thấp sáng xuất khẩu hàng hóa có giá trị cao hơn.

Đất đầu tư dự án nhà cao tầng

Đất đầu tư dự án nhà cao tầng

Ngày 31/12/2020, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ký Quyết định số 4834/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030". Theo Đề án này, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến phát triển 45,2 triệu m2 sàn; trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến phát triển 19,7 triệu m2 sàn; giai đoạn 2026 – 2030 dự kiến phát triển 25,5 triệu m2 sàn.

Một trong những quan điểm trọng tâm phát triển nhà ở của TP.HCM là chuyển đổi mô hình nhà ở từ thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại là chủ yếu để sử dụng đất hiệu quả, tạo quỹ đất phát triển giao thông, công viên, chỗ đậu xe .v.v.., với điều kiện đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới.

TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến metro số 1 tại thành phố Thủ Đức) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng tại 6 quận nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và thành phố Thủ Đức.

Đất phục vụ du lịch nghỉ dưỡng

Đất phục vụ du lịch nghỉ dưỡng

Khác với bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng, BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng là khái niệm được mở rộng cho nhiều dòng sản phẩm hơn, đa dạng cả về hình thức sở hữu lẫn khả năng khai thác kinh doanh. Đồng thời, điều kiện tiên quyết là BĐS đó phải nằm trong một hệ sinh thái du lịch chất lượng.

Nếu BĐS nghỉ dưỡng được mặc định chỉ là các sản phẩm lưu trú thì BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng là một khái niệm mới. Theo đó, BĐS nghỉ dưỡng chủ yếu là dòng sản phẩm đầu tư, khai thác dịch vụ lưu trú. Còn BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng mở rộng ra các sản phẩm đô thị ở (biệt thự, nhà liền kề, căn hộ) và bất động sản thương mại dịch vụ (nhà phố) được phát triển trên nền tảng du lịch nghỉ dưỡng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Namhiện nay, xu hướng của thế giới là phát triển các hệ thống du lịch theo dạng quy mô, tức càng lớn càng hấp dẫn khách du lịch, càng có nhiều chức năng thì sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của du khách vốn ngày càng khó tính và luôn đòi hỏi chất lượng cao.