Đất khu công nghiệp

 

Cùng với đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung buộc các tập đoàn lớn lên kế hoạch cho việc di dời nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến những quốc gia an toàn hơn. Việt Nam với chính sách cởi mở, khả năng kiểm soát dịch Covid-19 tốt đồng thời hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư, được đánh giá là điểm đến an toàn, thu hút nhiều công ty lớn trên thế giới di dời nhà máy từ Trung Quốc sang. Với xu thế này, nhu cầu thuê kho bãi, nhà xưởng trong các khu công nghiệp ngày càng tăng cao, kéo theo giá thuê đất công nghiệp tăng lên theo thời gian. Thống kê quý 1/2021 cho thấy, giá thuê đất trung bình ở các khu công nghiệp phía Bắc đạt đỉnh mới 107 USD/m2, ở các khu công nghiệp phía Nam đạt 111 USD/m2 cho mỗi chu kỳ thuê. Mức giá thuê này tăng khoảng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo lợi nhuận cho thuê tăng lên.

 Bất động sản công nghiệp miền Nam phát triển mạnh ở TP.HCM và các tỉnh, thành lân cận. Tỷ lệ lấp đầy tính đến quý 2/2021 tại TP HCM là 88%, Bình Dương là 99%, Đồng Nai là 94%, Long An là 84% và Bà Rịa – Vũng Tàu là 79%. Việc nguồn cung hiện hữu đã lấp đầy gần hết và nguồn cung mới cần thêm thời gian chuẩn bị để ra mắt, đã tạo ra đòn bẩy khiến chi phí thuê bất động sản công nghiệp tăng vọt, giá thuê tăng 5 – 10% mỗi năm. Hiện tại, TP.HCM vẫn đang dẫn đầu về tốc độ tăng giá cho thuê nhà xưởng, kho hàng ở khu vực phía Nam với mức thuê đạt 180 USD/m2/chu kỳ thuê. Đứng thứ hai là Long An với mức giá chào thuê 120 USD/m2/chu kỳ thuê. Tiếp đến là Bình Dương và Đồng Nai với mức giá chào thuê khoảng 90 – 106 USD/m2/chu kỳ thuê. Sau cùng là Bà Rịa – Vũng Tàu với mức giá chào thuê là 65 USD/m2/chu kỳ thuê (theo Báo cáo thị trường của Savills Việt Nam và CRBE Việt Nam). Trên thực tế, giá thuê bất động sản công nghiệp của Việt Nam vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí thấp hơn tới 30 – 40%. Ở Singapore, giá thuê đất lên tới trên 400 USD/m2. Con số này ở Indonesia là 200 USD/m2, ở Malaysia và Thái Lan là 200 – 250 USD/m2.

< Trở lại

Các thông tin liên quan

Đất xây dựng trường học

Đất xây dựng trường học

Hơn một năm kể từ khi Nghị định 86/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực giáo dục đã đạt 97 triệu đô la Mỹ, tính đến tháng 10/2019. Giới chuyên gia cho rằng, việc có một nguồn vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này sẽ tạo nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản giáo dục phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Xu hướng đô thị hóa sẽ tiếp tục lan rộng với tốc độ cao, phát triển giáo dục quốc gia vì vậy trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc. Đồng thời, với quy mô dân số trên 94 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục.

Tại TP.HCM hiện đang có trên 50 trường học quốc tế. Các trường học này không chỉ giảng dạy cho con cái của các gia đình người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam mà cả các gia đình người Việt mong muốn cho con mình theo học tại các cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế. Trước đây, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều nhận được nhiều hồ sơ xin theo học của học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, do quy định của Nhà nước, số lượng học sinh trong nước theo học tại các trường này bị giới hạn.

Đất đầu tư dự án nhà cao tầng

Đất đầu tư dự án nhà cao tầng

Ngày 31/12/2020, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình ký Quyết định số 4834/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030". Theo Đề án này, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến phát triển 45,2 triệu m2 sàn; trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến phát triển 19,7 triệu m2 sàn; giai đoạn 2026 – 2030 dự kiến phát triển 25,5 triệu m2 sàn.

Một trong những quan điểm trọng tâm phát triển nhà ở của TP.HCM là chuyển đổi mô hình nhà ở từ thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại là chủ yếu để sử dụng đất hiệu quả, tạo quỹ đất phát triển giao thông, công viên, chỗ đậu xe .v.v.., với điều kiện đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới.

TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn (như tuyến metro số 1 tại thành phố Thủ Đức) hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng tại 6 quận nội thành phát triển gồm quận 7, 12, Bình Tân và thành phố Thủ Đức.

Đất phục vụ du lịch nghỉ dưỡng

Đất phục vụ du lịch nghỉ dưỡng

Khác với bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng, BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng là khái niệm được mở rộng cho nhiều dòng sản phẩm hơn, đa dạng cả về hình thức sở hữu lẫn khả năng khai thác kinh doanh. Đồng thời, điều kiện tiên quyết là BĐS đó phải nằm trong một hệ sinh thái du lịch chất lượng.

Nếu BĐS nghỉ dưỡng được mặc định chỉ là các sản phẩm lưu trú thì BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng là một khái niệm mới. Theo đó, BĐS nghỉ dưỡng chủ yếu là dòng sản phẩm đầu tư, khai thác dịch vụ lưu trú. Còn BĐS gắn với du lịch nghỉ dưỡng mở rộng ra các sản phẩm đô thị ở (biệt thự, nhà liền kề, căn hộ) và bất động sản thương mại dịch vụ (nhà phố) được phát triển trên nền tảng du lịch nghỉ dưỡng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Namhiện nay, xu hướng của thế giới là phát triển các hệ thống du lịch theo dạng quy mô, tức càng lớn càng hấp dẫn khách du lịch, càng có nhiều chức năng thì sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của du khách vốn ngày càng khó tính và luôn đòi hỏi chất lượng cao.